Hướng dẫn qua điện thoại, điều phối viên Trung tâm Cấp cứu 115 cứu sống bé gái ngưng tim - Ảnh: Trung tâm Cấp cứu 115 cung cấp
Ngày 30-12 trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Duy Long - giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 - cho hay điều phối viên tổng đài 115 vừa tiếp nhận, điều phối và kịp thời hướng dẫn cứu thành công một trẻ bị ngưng tim.
Cụ thể, sáng 29-12, tổng đài 115 tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tháng tuổi bất tỉnh, tím tái tại TP Thủ Đức.
Bước đầu tiếp nhận cuộc gọi, người thân trẻ mất bình tĩnh, hoảng hốt vì bé đột nhiên ho, 777PNL com Register sặc,go88.vin app tím tái và bất tỉnh sau khi đang ăn cháo cá.
Sau khi trấn an, go88.vin app điều phối viên 115 đã khai thác thông tin, bằng nghiệp vụ, phát hiện bé có dấu hiệu ngưng tim.
Ngay lập tức, điều phối viên đã hướng dẫn ép ngực qua điện thoại, đồng thời nhanh chóng điều phối ê kíp cấp cứu từ trạm vệ tinh Bệnh viện TP Thủ Đức đến tiếp cận hiện trường.
Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, người nhà vẫn được điều phối viên hướng dẫn ép ngực liên tục qua video call.
Nữ điều dưỡng cứu sống bé 7 ngày tuổi ngừng thở vì sặc sữa trên đường về nhàĐỌC NGAYNhờ được sơ cứu kịp thời, khi kíp cấp cứu đến, bé đã có mạch, huyết áp và được nhanh chóng chuyển vào bệnh viện. Tại bệnh viện trẻ được chẩn đoán hóc dị vật thức ăn.
ThS Nguyễn Trọng Hiển - trưởng khoa điều hành, Trung tâm Cấp cứu 115 - cho hay trung bình mỗi tháng đơn vị tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh ngưng tim ngoài hiện trường.
Với tình huống nguy kịch như vậy, nạn nhân sẽ được ép ngực hiệu quả ngay lập tức nhằm duy trì tuần hoàn, thực hiện bởi người chứng kiến đầu tiên trước khi kíp cấp cứu chuyên nghiệp đến tiếp tục điều trị.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc ép ngực được tiến hành trước khi nhân viên cấp cứu đến làm nâng cao khả năng sống sót của bệnh nhân ngưng tim lên gấp hai đến ba lần.
Do vậy, T-CPR (Telecommunicator cardiopulmonary resuscitation, còn gọi là hồi sinh tim phổi qua thiết bị viễn thông) là một biện pháp can thiệp quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự sống còn của bệnh nhân ngưng tim ngoài hiện trường.
Từ nhu cầu đáp ứng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện theo hướng chuyên nghiệp đến năm 2030.
Trong nhiều nội dung của đề án có việc đầu tư nâng cấp hệ thống tiếp nhận và điều phối cấp cứu, trong đó không thể thiếu việc triển khai video call và T-CPR.
Hiện đề án đã và đang được ngành y tế TP, Trung tâm Cấp cứu 115 cùng các đơn vị liên quan lên kế hoạch triển khai, từng bước chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng hiệu quả hơn công tác cấp cứu cho người dân.