Các nước EU đã chấp thuận để Bulgaria, Romania gia nhập hoàn toàn, trở thành thành viên chính thức khối Schengen kể từ đầu năm tới.
"Đây là khoảnh khắc lịch sử khi cuối cùng chúng tôi cũng được chào đón Bulgaria và Romania", Bộ trưởng Nội vụ Hungary Sandor Pinter, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), hôm nay cho biết.
Hồi tháng 3, hai quốc gia thành viên EU này đã được gia nhập một phần khối đi lại tự do Schengen với việc bỏ kiểm soát biên giới đường không và đường biển, sau 13 năm chờ đợi. Theo đó,xosominhngoc mien nam người dân có thể di chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không giữa hai quốc gia Đông Âu và hầu hết các nước còn lại của EU mà không cần phải qua kiểm soát thị thực và hộ chiếu.
Tuy nhiên, xembongda tructiep xoilac Áo đã hoãn việc chấp thuận cho Bulgaria và Romania gia nhập hoàn toàn khối Schengen do lo ngại về vấn đề di cư, d oán x s min nam hm nay đồng nghĩa các biện pháp kiểm soát vẫn được áp dụng trên tuyến đường bộ giữa những quốc gia này.
Áo hôm 9/12 tuyên bố sẽ không sử dụng quyền phủ quyết tại cuộc họp của các bộ trưởng EU diễn ra hôm nay, mở đường cho Bulgaria và Romania trở thành thành viên chính thức của khối Schengen kể từ ngày 1/1/2025.
Xe tải xếp hàng để vào cửa khẩu Vidin - Calafat giữa Bulgaria và Romania hồi tháng 3. Ảnh: AFP
Được thành lập năm 1985,Chất HitClub khu vực Schengen cho phép hơn 400 triệu người đi lại tự do mà không cần kiểm soát biên giới nội bộ. Với sự gia nhập của Bulgaria và Romania, khu vực Schengen hiện bao gồm 29 thành viên, trong đó có 25 trong tổng số 27 quốc gia thành viên EU, cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
Trước khi gia nhập, Bulgaria và Romania là hai quốc gia thành viên EU duy nhất không được hưởng đầy đủ lợi ích của Schengen. Croatia, quốc gia gia nhập EU sau hai nước, đã được chấp nhận hoàn toàn vào khu vực Schengen hồi tháng 1/2023.
Vào năm 2010, Bulgaria và Romania đã đáp ứng mọi tiêu chí do EU đặt ra, nhưng phải mất hơn một thập kỷ để gia nhập khối Schengen vì nhiều quốc gia thành viên EU không đồng tình. Kể từ năm 2022, Áo là nước duy nhất phản đối. Vienna chỉ thay đổi quan điểm sau khi ba nước ký thỏa thuận bảo vệ biên giới tại Budapest.
Vị trí Bulgaria và Romania trong khối Schengen. Đồ họa: WEF
Huyền Lê (Theo AFP)